Trường dạy lái xe Đại học An Ninh Nhân Dân thông báo lịch sát hạch và ôn thi Tháng 12 như sau: 

 

KHÓA HỌC LÁI XE Ô TÔ Ở QUẬN THỦ ĐỨC TỐT NHẤT TPHCM

 Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía Đông Bắc với diện tích 48 km2 lớn thứ 5 trong số 19 quận của thành phố Hồ Chí Minh, một phần phía Tây Nam được bao bọc bởi sông Sài Gòn với nhiều cảng sông và cảng đường bộ quan trọng trên cả nước. Quận bao gồm 12 phường, là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục, doanh nghiệp quốc doanh, trung tâm công nghiệp thương mại cùng các tuyến giao thông trọng điểm như: Quốc lộ 1A, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13, … Do vậy, nhu cầu học tập và tham gia một khóa học lái xe ô tô nhằm nâng cao cuộc sống và hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết, dù chủ sở hữu là cá nhân hay các công ty, xí nghiệp. » Read more

Khóa học lái xe ô tô ở quận 5 tại TPHCM tốt nhất

Bạn đang sinh sống ở Quận 5, bạn đang kiếm trường dạy lái xe ô tô ở gần nhà, dạy chất lượng, học phí hợp lý, học thuận tiện, giúp bạn tự tin trong thi cử và thực hành lái xe… Với kinh nghiệm hơn 10 năm tổ chức công tác đào tạo lái xe, Trường lái xe Đại học An Ninh Nhân Dân đem đến cho quý học viên khóa học lái xe quận 5 nhằm phục vụ nhu cầu học lái xe với cam kết đào tạo cấp tốc, uy tín, tiện lợi và hiệu quả cho tất cả mọi người đang ở Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh. » Read more

Phòng đào tạo Trường lái xe An Ninh Nhân Dân

chúc mừng bạn đã đăng ký thành công!

Chúng tôi sẽ trả lời những thắc mắc của bạn trong 2 ngày làm việc.

Chúc các học viên học và thi tốt






Ý nghĩa vạch kẻ đường, phân biệt vạch kẻ đường màu vàng và trắng

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại : vạch nằm ngang và vạch đứng.

Vạch nằm ngang gồm : vạch ngang đường, vạch dọc đường và những loại vạch khác, đa số vạch kẻ đường là màu trắng, có một số ít vạch màu vàng. Trường hợp một số nơi vừa có biển báo và vạch kẻ thì người lái xe tuân theo biển báo. » Read more

Chương 5 : Kỹ thuật lái xe ô tô

Khi khởi hành ôtô trên đường bằng

Kiểm tra an toàn xung quanh xe ô tô; đạp ly hợp hết hành trình; vào số 1; nhả hết phanh tay, báo hiệu bằng còi đèn trước khi xuất phát;tăng ga đủ để xuất phát; nhả từ từ ½ hành trình bàn đạp ly hợp giữ trong khoảng 3 giây, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ô tô chuyển động.

Khi xuống dốc, muốn dừng xe

Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số 1, đạp nửa ly hợp cho xe đến chỗ dừng; khi xe đã dừng, về số không (0), đạp phanh chân và kéo phanh tay.

Khi điều khiển xe vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đường

Gài số một 1 và từ từ cho 2 bánh xe trước xuống rãnh, tăng ga cho 2 bánh xe trước vượt lên khỏi rãnh, tiếp tục để bánh xe sau từ từ xuống rãnh rồi tăng dần ga cho xe ôtô lên khỏi rãnh.

Khi điều khiển xe ô tô trên đường trơn

Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga, không lấy nhiều lái, không đánh lái ngoặt và phanh gấp.

Khi nhả phanh tay

Dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy cần phanh tay về phía trước hết hành trình. Nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo cần phanh tay về phía sau đồng thời bóp khóa hãm.

Khi điều khiển ô tô xuống dốc cao

Về số thấp, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ.

Để giảm tốc độ khi ô tô đi xuống đường dốc dài

Nhả bàn đạp ga, về số thấp, đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ.

Khi điều khiển ô tô qua đoạn đường ngập nước

Về số 1, giữ đều ga và giữ vững tay lái để ôtô vượt qua đoạn đường ngập nước.

Khi vào số để tiến hoặc lùi xe ô tô có số tự động

Đạp bàn đạp phanh chân hết hành trình, vào số và kiểm tra có bị nhầm số không rồi mới cho xe lăn bánh.

Khi điều khiển ô tô lên dốc cao

Về số thấp từ chân dốc, điều chỉnh ga cho xe từ từ lên dốc; đến gần đỉnh dốc phải đi chậm, đi sát về phía bên phải đường, có tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe phía đối diện tới biết.

Khi điều khiển xe ô tô rẽ trái ở chỗ đường giao nhau

Cách chỗ rẽ khoảng 30 m giảm tốc độ, có tín hiệu rẽ trái xin đổi làn đường, quan sát an toàn xung quanh đặc biệt là bên trái; đổi sang làn đường bên trái; cho xe chạy chậm tới phía trong của tâm đường giao nhau mới rẽ trái để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

Khi điều khiển xe ô tô rẽ phải ở chỗ đường giao nhau

Cách chỗ rẽ khoảng 30 m có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe bám sát vào phía phải đường; giảm tốc độ và quan sát an toàn phía bên phải để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

Khi quay đầu xe

Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu; lựa chọn quỹ đạo quay đầu xe cho thích hợp; quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất; thường xuyên báo hiệu để người, các phương tiện xung quanh được biết; nếu quay đầu xe ở nơi nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi xe về phía an toàn.

Khi điều khiển ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm

Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.Khi lái xe ô tô qua đường sắt không có rào chắn,

Tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5m, hạ kính cửa, tắt thiết bị âm thanh trên xe, quan sát, nếu không có tàu chạy qua, về số thấp, tăng ga nhẹ vượt qua đường sắt.

Khi điều khiển xe qua đường sắt

Dừng xe tạm thời khi có chuông báo hoặc thanh chắn đã hạ xuống.kéo phanh tay nếu đường dốc hoặc phải chờ lâu, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy.

Khi điều khiển xe ô tô tự đổ

Khi  chạy xe trên đường xấu, nhiều ổ gà nên chạy chậm để thùng xe không bị lắc mạnh, không gây hiện tượng lệch «ben». Khi chạy đường vòng, cần giảm tốc độ, không lấy lái gấp và không phanh gấp.

Khi đổ hàng phải chọn vị trí có nền đường cứng và phẳng, dừng hẳn xe, kéo chặt phanh tay; sau đó mới điều khiển cơ cấu nâng «ben» để đổ hàng, đổ xong hàng mới hạ xuống từ từ.

Khi điều khiển tăng số

Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải tăng thứ tự từ thấp đến cao, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác.

Khi điều khiển xe giảm số

Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải giảm thứ tự từ cao đến thấp, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác, vù ga phải phù hợp với tốc độ.Khi đã đỗ xe ô tô sát lề đường bên phải

Quan sát tình hình giao thông phía sau, mở hé cánh cửa, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô

Sử dụng chân khi điều khiển xe ô tô số tự động

Không sử dụng chân trái, chân phải điều khiển bàn đạp ga và bàn đạp phanh

Khi điều khiển ô tô gặp mưa to hoặc sương mù

Bật đèn chiếu gần và đèn vàng, điều khiển gạt nước, điều khiển ô tô đi với tốc độ chậm để có thể quan sát được.

Tìm chổ an toàn dừng xe, bật đèn dừng khẩn cấp báo hiệu cho các xe khác biết.

Các kí hiệu trên hộp số tự động

P (Park): chế độ đỗ xe

R (Reverse): số lùi

N (Neutral): số “mo”, dùng khi đỗ đèn đỏ hoặc dừng xe để chuyển hệ truyền động

D (Drive): số tiến

M (Manual): (+ -) vị trí phía bên cạnh số D, vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4

OD (Overdrive): số vượt tốc, đổ đèo

L (Low): số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc

 

CHƯƠNG 4 : CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ Ô TÔ

Yêu cầu của kính chắn gió ô tô

loại kính an toàn, kính nhiều lớp, đúng quy cách, không rạn nứt, đảm bảo hình ảnh quan sát rõ ràng, không bị méo mó.

Âm lượng của còi điện lắp trên ô tô

Không nhỏ hơn 90dB(A),

Không lớn hơn 115dB(A) » Read more

cảnh sát dùng phương tiện giao trong các trường hợp

30 lỗi thường gặp khi đi xe máy và mức phạt

Để giúp bạn đọc trang bị đầy đủ kiến thức về luật an toàn giao thông, bài viết này tổng hợp lại những thông tin về các lỗi vi phạm luật giao thông khi đi xe máy thường gặp và mức xử phạt cụ thể cho từng lỗi đó Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/01/2014: » Read more

1 2 3 5